ASEAN SOÁN NGÔI NGA TRỞ THÀNH NHÀ CUNG CẤP HẢI SẢN LỚN NHẤT TẠI TRUNG QUỐC
Nga vốn dĩ là nhà cung cấp hải sản nhập khẩu hàng đầu tại Trung Quốc nhưng hiện tại, vị trí này đã bị thay thế bởi các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Cá tra trở thành nguồn thực phẩm nhập khẩu chính yếu của Trung Quốc
Khối Đông Nam Á chiếm 14,5% lượng hải sản nhập khẩu vào Trung Quốc, sản lượng tăng 31,3% đạt 453.700 tấn, tương ứng 1,116 tỷ USD (978 triệu Euro) – tăng mạnh 59,2%, mặc dù năm 2017 tỷ trọng rất thấp.
Đồng thời, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc đến ASEAN giảm đi. Điều này góp phần khẳng định các xu hướng mà Seafoodsource đã từng theo dõi rằng nguồn cung các loài có giá trị thấp như cá tra, cũng như loài có giá trị cao như tôm đều tăng, trong đó cá tra trở thành nguồn nhập khẩu chính yếu của ngàng công nghiệp thực phẩm Trung Quốc.
Nga từng là nhà cung cấp hải sản hàng đầu tại Trung Quốc nhờ vào lô hàng cá tuyết chế biến khổng lồ. Nga chiếm 13,86% lượng nhập khẩu vào nửa năm đầu tiên tại Trung Quốc, với sản lượng 640.900 tấn tương đương 1,11 tỷ USD (973 triệu Euro), sau đó giảm 4,8% rồi tăng 24,71%.
Điều này cho thấy ngày càng nhiều các mặt hàng xuất khẩu dựa vào khối lượng của Nga như cá tuyết đã được chế biến tại nhà, đây cũng là mục tiêu lâu dài được xác định với Chính phủ Nga. Trong khi đó, các lô hàng sản phẩm cao cấp như cua hoàng đế (king crab) đang tăng.
Bên cạnh đó, mặc cho những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dường như thị trường xuất khẩu Mỹ vẫn có những nét khả quan trong nửa năm đầu 2018. Các lô hàng xuất khẩu đến Trung Quốc tăng 30,2% tương ứng giá trị 852 triệu USD (746,9 triệu Euro) và sản lượng tăng 2,4% đạt 254.000 tấn.
Số liệu năm nay cho thấy sự gia tăng các xu hướng đã được định hình trong các năm vừa qua. Lượng nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh hơn lượng xuất khẩu. Với việc thực thi chặt chẽ hơn các quy định của chính phủ về ngăn cấm đánh bắt trái phép và các quy định về bảo vệ môi trường cũng góp phần đẩy mạnh nhập khẩu.
ASEAN soán ngôi Nga thành nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc
Trong nửa năm đầu 2017, Nga chiếm 15,4% tổng lượng nhập khẩu hải sản của Trung Quốc. Nga xuất khẩu được 620.100 tấn, tương ứng 785 triệu USD (688,1 triệu Euro), tăng lần lượt 16,8% và 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, ASEAN chiếm 12,26% lượng nhập khẩu hải sản của Trung Quốc vào nửa năm đầu 2017, với tổng sản lượng 289.000 tấn tương ứng 625 triệu USD (547,9 triệu Euro), giảm 5% sản lượng và tăng 0,93% giá trị.
Nhu cầu tăng cao của Trung Quốc đối với nguồn cung toàn cầu đẩy thặng dư thương mại của quốc gia này giảm 1,019 tỷ USD (892.5 triệu Euro) còn 4,34 tỷ USD (3,8 tỷ Euro).
Tổng lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc vào nửa năm đầu 2018 đạt 5,19 tỷ tấn, giảm 1,6%, nhưng với giá trị đạt 20,3 tỷ USD (17,8 tỷ Euro) cho thấy rằng giá trị giao dịch tăng 15%, đồng nghĩa với việc hải sản xuất nhập khẩu trở nên mắc hơn bởi những giới hạn nguồn cung trong lúc nhu cầu tăng cao.
“Cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng các lô hàng chế biến “xuất khẩu chung” (ví dụ không phải các sản phẩm nhập khẩu để chế biến hay tái xuất khẩu) giảm 2,39% với sản lượng 1,66 triệu tấn, trong khi đó giá trị tăng 7,59% đạt 9,2 tỷ USD (8,1 tỷ Euro).
Danh mục này đại diện cho 70,9% kim ngạch xuất khẩu hải sản của Trung Quốc và 74,4% giá trị trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7. Các loài chủ yếu trong danh mục này gồm bạch tuộc, cá rô phi và cá thu Thái Bình Dương.
Danh mục xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là bạch tuộc, chiếm 23,4% giá trị lô hàng “xuất khẩu chung”, đạt 324.500 tấn tương đương 2.15 tỷ USD (1,88 tỷ Euro) – tăng tương ứng 11,83% và 16,3%. Sức mua bạch tuộc Trung Quốc tại Nhật Bản tăng 11,83% sản lượng và 16,3% giá trị trong cùng kỳ.
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau bạch tuộc, đóng góp 11% kim ngạch xuất khẩu. Nhưng nhập khẩu tôm tại Trung Quốc ổn định qua hàng năm đạt 79.700 tấn, tương ứng 1,01 tỷ USD (884,7 triệu Euro).
Sản lượng từ cá rô phi tăng 9,81%, lên đến 239.600 tấn, đạt giá trị 735 triệu USD (tương đương 643,8 triệu Euro). Qua đó, đạt giá trị tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước 11,4%.
Sản lượng lươn chiếm 7,6% kim ngạch xuất khẩu, đạt 28.500 tấn, và giá trị thu về gần tương đương giá trị xuất khẩu từ cá rô phi, đạt 705 triệu USD (617,6 triệu Euro).
Các con số thống kê cũng cho thấy sụt giảm nghiêm trọng trên phương diện xuất khẩu sò, ốc. Giá trị xuất khẩu giảm 11,16% sản lượng, đạt 125.700 tấn. Chỉ chiếm 7,26% kim ngạch xuất khẩu, giá trị thu về giảm 7,4%, đạt 669 triệu USD (586,1 triệu Euro).
Tương tự, giá trị xuất khẩu cá thu Thái Bình Dương cũng giảm mạnh 29,5% từ đỉnh lợi nhuận cùng kỳ năm 2017, chỉ còn 154.300 tấn và thu về 314 triệu USD (275,1 triệu Euro).
Khâu ngành hàng chế biến không có nhiều chuyển biến lớn, ở 24,04% kim ngạch xuất khẩu. Trong lúc sản lượng chế biến giảm 3,13% so với năm ngoái, xuống 577.000 tấn thì giá trị của ngành hàng này lại tăng 4,68% và thu về 29,72 tỷ USD (26,04 tỷ Euro).
Trong số đó, 105.000 tấn được ghi nhận cho các hợp đồng chế biến, giảm 3,29% về sản lượng tuy nhiên giá trị thu về từ chế biến theo hợp đồng tăng 5,92% so với cùng kỳ 2017, đạt 692 triệu USD (606,3 triệu Euro).
Phần giá trị còn lại được ghi nhận từ tổng giá trị hải sản được thu mua bởi các công ty chế biến để tái xuất khẩu – con số báo cáo ghi nhận cho thấy giảm nhẹ 3,1% về sản lượng và tăng 4,1% giá trị.
Khả năng nhu cầu tăng từ Trung Quốc khiến giá hải sản toàn cầu tăng
Nhật Bản lại một lần nữa tái khẳng định đây là thị trường nhập khẩu đáng giá nhất cho Trung Quốc. Mặc dù tổng giá trị nhập khẩu vào thị trường Nhật giảm 4,07% xuống còn 357.000 tấn, giá trị mà thị trường này mang lại cho Trung Quốc rất lớn, giúp nền kinh tế này thu về 2,35 tỷ USD (2,06 tỷ Euro), đạt tăng trưởng 5,63%.
Mỹ là thị trường lớn thứ hai, xếp sau Nhật Bản về giá trị, đạt 292.000 tấn sản lượng và 1,77 tỷ USD (1,55 tỷ Euro) giá trị thu về, tăng 1,48%.
Trung quốc cũng ghi nhận sụt giảm đáng kể trong giá trị xuất khẩu vào khối quốc gia Đông Nam Á bất chấp các nỗ lực từ kế hoạch kinh tế “Một vành đai, một con đường” nhằm kích thích tăng trưởng xuất khẩu trong khu vực.
Kể cả khi Trung quốc đã đặt ra các kế hoạch và xác định chi tiết các nhóm đối tượng, sụt giảm xuất khẩu hải sản ở thị trường Đông Nam Á cũng không được cải thiện, chỉ đat 327.100 tấn, giảm 14,6% sản lương và 2,67% giá trị, chỉ mang về 1,55 tỷ USD (1,36 tỷ Euro). Qua đó, con số khu vực mang về này ghi nhận còn thấp hơn cả giá trị thu về từ Mỹ.
Con số xuất khẩu từ hai thị trường lớn Malaysia và Indonesia giảm mạnh, tương ứng 24% và 22% về mặt sản lượng. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đã phần nào giảm bớt thiệt hại ở các nước trên thông qua việc thu về giá trị không nhỏ từ thị trường Châu Âu. Giá trị ghi nhận tại Châu Âu tăng 12,24% so với cùng kỳ, đạt 1,39 tỷ USD (1,22 tỷ Euro) và tăng 5,28% sản lượng, lên 310.020 tấn.
Tuy nhiên so với những gì mà thị trường Mỹ hay thậm chí khối Đông Nam Á mang lại, thị trường Châu Âu không thực sự hấp dẫn và sinh lợi, tại đây phần lớn thị trường hải sản là thực phẩm đã qua chế biến. Những dữ liệu trên cũng cho thấy, nguồn thu từ thị trường Mỹ thực sự rất hấp dẫn với giá trị cao.
Thêm vào đó, những dữ liệu trên cho thấy dù sản lượng xuất khẩu đang giảm dần nhưng giá trị hải sản lại đang trên đà tăng. Khả năng nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, qua đó có thể khiến giá các mặt hàng hải sản trên toàn cầu tăng cao.
Cẩm Tiên
Theo Kinh tế & Tiêu dùng