SẢN LƯỢNG CÁ TRA, CÁ RÔ PHI TOÀN CẦU TIẾP TỤC TĂNG ĐẾN NĂM 2020
Sản lượng cá rô phi và cá tra toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2020, tuy nhiên sự tăng trưởng này không phải đến từ các quốc gia sản xuất chính như Trung Quốc và Việt Nam.
Nguồn: Undercurent News
Theo ông Ragnar Tveteras, nhà kinh tế và giáo sư tại Đại học Stavanger, Na Uy, sản lượng cá rô phi toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 6,05 triệu tấn trong năm 2017 lên 6,28 triệu tấn trong năm 2018, 6,5 triệu tấn trong năm 2019 và 6,59 triệu tấn trong năm 2020.
Sản lượng cá rô phi tiếp tục tăng nhẹ qua các năm kể từ 2015, nhưng mức tăng trưởng đó đang chậm lại đáng kể so với 10 năm trước.
Nguồn: FAO: 1990-2016, Miscellaneous: 2017-2019
Trong đó, Trung Quốc vẫn giữ vị trí là nhà sản xuất lớn, với sản lượng đạt 1,75 triệu tấn trong năm 2018. Mặc dù vậy, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) dự đoán sản lượng cá rô phi của Trung Quốc sẽ lên tới 1,8 triệu tấn trong năm 2019, nhưng sẽ giảm xuống dưới mức 1,7 triệu tấn vào năm 2020.
Ai Cập, quốc gia với sản lượng đạt 902.000 tấn trong năm 2018, cũng được dự báo sản lượng tăng cao vào năm 2019, sau đó sẽ giảm vào năm 2020.
Trong khi đó, Indonesia, đạt 830.000 tấn trong năm 2018, sẽ tăng nhẹ vào năm 2019 nhưng sẽ tăng mạnh hơn vào năm 2020, và sẽ vượt Ai Cập về mặt sản xuất.
Nguồn: Undercurrent News
Sản lượng cá tra toàn cầu có thể sẽ tiếp tục tăng qua các năm 2018, 2019 và 2020.Sản lượng cá tra tăng phần lớn đến từ Ấn Độ
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu của GAA tin sự tăng trưởng này sẽ đến từ Ấn Độ, chứ không phải Việt Nam.
Nguồn: Undercurrent News
Giá cá tra Việt Nam đã tăng vọt trong nửa đầu năm 2018 lên mức cao chưa từng thấy kể từ 2010 – 2012. Giá cá tra trung bình xuất khẩu sang Mỹ đã vượt 4 USD/kg đối với cá philê đông lạnh, trong khi ở thị trường Liên minh châu Âu (EU), giá đã lên đến 3 USD/kg. Mặc dù giá cá tra tăng và có nguồn đầu tư mạnh từ lượng lớn các nhà sản xuất trong năm nay, có vẻ như sản xuất của Việt Nam sẽ chậm lại vào năm 2020. Sản lượng ước đạt 1,27 triệu tấn trong năm 2018, dự kiến lên tới 1,3 triệu tấn trong năm 2019, và sau đó giảm nhẹ xuống 1,3 triệu tấn vào năm 2020.
Trong khi đó, Ấn Độ được dự báo sẽ sản xuất 590.000 tấn vào năm 2018, 625.000 tấn vào năm 2019 và 635.000 tấn vào năm 2020.
Sản lượng của Bangladesh và Indonesia cũng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Sản lượng cá mú, cá tráp tăng trong năm 2020
Báo cáo từ GAA cũng chỉ ra sự nhảy vọt trong sản xuất cá mú và cá tráp, từ 175.000 tấn cá mú và 185.000 tấn cá tráp trong năm 2017 lên 194.000 tấn và 209.000 tấn trong năm 2018.
Năm 2019 sẽ chứng kiến một mức tăng nhẹ với sản lượng cá mú và cá tráp đạt tương ứng là 197.000 tấn và 222.000 tấn. Tuy nhiên, bước sang năm 2020 sẽ ghi nhận sự sụt giảm còn 192.000 tấn và 221.000 tấn.
Nguồn: Kontali
Việt Nam tăng sản xuất cá chẽm, cá giò
Trong năm 2017, nguồn cung cá chẽm trên toàn cầu tăng cao, khoảng 85.000 tấn. Phần lớn sản lượng (34.000 tấn) đến từ Malaysia.
Nguồn cung cá chẽm trong năm 2018 giảm mạnh, tuy nhiên những nhà nghiên cứu của GAA dự đoán sản lượng sẽ tăng vào năm 2019 và năm 2020, thúc đẩy chủ yếu nhờ sản lượng tăng tại Indonesia và Việt Nam, trong khi Malaysia và Thái Lan vẫn duy trì khối lượng ổn định.
Nguồn: FAO: 2000 – 2016, Miscellaneous: 2017 – 2020.
Sản lượng của Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 2014 – 2018, lên tới 5.500 tấn.Theo báo cáo của GAA, Việt Nam cũng đang tăng cường sản xuất cá giò, nhưng Trung Quốc vẫn là nguồn cung chính, với sản lượng dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 37.000 tấn mỗi năm kể từ năm 2014.
Nguồn: Undercurrent News.
Linh Giang
Theo Kinh tế & Tiêu dùng