Sài Gòn Gia Định
Sài Gòn Gia ĐịnhSài Gòn Gia Định
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
0 items0
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Tin Kỹ thuật - Thị trường

Kỹ thuật - Thị trường

Bản Tin - Sự Kiện

Bản tin - Sự kiện

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Tin kỹ thuật - Thị trường

THỦY SẢN XUẤT KHẨU VẪN KHÓ BÁN NỘI ĐỊA

Admin2018-12-08T04:31:58+00:00

Doanh nghiệp khó đưa thủy sản chất lượng đạt tiêu chuẩn EU, Mỹ, Nhật để phân phối nội địa do gặp nhiều rào cản.

Sự bất hợp lý của việc thủy sản đạt chuẩn xuất khẩu sang những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật… song lại không đủ chuẩn để tiêu thụ nội địa đã được các doanh nghiệp (DN) thủy sản kiến nghị tháo gỡ cả năm qua nhưng chưa được giải quyết dù đã có nhiều cuộc họp xung quanh vấn đề này.

Cần quy định ngưỡng

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lại tiếp tục có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế có ý kiến để Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm sớm ban hành văn bản giao trách nhiệm ban hành quy định về giới hạn phân tích tối thiểu (MRPL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong hàng thủy sản tiêu thụ nội địa để kịp phục vụ mùa Tết.

Vướng mắc phát sinh từ đầu năm 2018 khi một số siêu thị từ chối các lô hàng thủy sản có chứa chloramphenicol (CAP – một chất cấm trong thủy sản) dù có hàm lượng rất thấp, dưới 0,3 ppb (đơn vị phần tỉ), đạt yêu cầu để xuất khẩu sang EU. Các DN cho rằng đây là sự bất bình đẳng, tạo ra nhiều khó khăn cho DN sản xuất thủy sản bán tại thị trường nội địa.

Theo giới chuyên môn, MRPL thực chất là yêu cầu tối thiểu để các phòng kiểm nghiệm áp dụng, là công cụ để đánh giá giữa các phòng kiểm nghiệm về mặt kỹ thuật. “Ví dụ, một mặt bàn được kết luận sạch, không tìm thấy bụi dưới mắt thường. Nhưng khi có kính lúp, người ta có thể thấy hạt bụi ở kích cỡ nhỏ hơn, rồi đến kính hiển vi lại phát hiện bụi ở kích cỡ nhỏ hơn nữa. Trong khi đó, về nguyên tắc, các mẫu kiểm tra chỉ tiêu chất cấm đều có chung yêu cầu xét nghiệm là “không phát hiện”, “không tìm thấy”. Năng lực kiểm nghiệm ngày càng tăng, càng chính xác thì khả năng phát hiện chất cấm với hàm lượng cực nhỏ. Điều này dẫn đến cùng một mẫu nhưng nếu gửi đến phòng kiểm nghiệm càng hiện đại thì khả năng sản phẩm không đạt càng cao. Do đó, cần quy định ngưỡng về MRPL để làm chuẩn. Thực tế, thực phẩm tồn dư một lượng chất cấm với một hàm lượng cực nhỏ vẫn an toàn cho người sử dụng” – một chuyên gia phân tích.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện chỉ có EU ban hành quy định ngưỡng về MRPL. Trong trường hợp kết quả phân tích mẫu có hàm lượng chất cấm dưới ngưỡng MRPL thì lô hàng vẫn được nhập khẩu để làm thực phẩm. Tuy nhiên, thông tin lô hàng này sẽ bị EU lưu vào hồ sơ, nếu các lô hàng tiếp theo có tình trạng tương tự sẽ gửi cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước sản xuất ra lô hàng áp dụng biện pháp khắc phục và xử lý thích hợp. Trong quản lý an toàn thực phẩm, đây chỉ là lỗi nhỏ.

Trước thực tế trên, Bộ NN-PTNT cho rằng đây là vấn đề mới, chưa được quy định tại các văn bản hiện hành nên cần có ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm xem xét giao trách nhiệm cho Bộ Y tế hoặc bộ chuyên ngành nghiên cứu quy định về MRPL trên cơ sở tham khảo quy định của EU.

Theo các DN, Việt Nam nên sớm liên thông tiêu chuẩn với quốc tế để DN không mất cơ hội, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quy định hiện hành gây khó cho thủy sản bán vào hệ thống siêu thị trong nước dù chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu. Ảnh: TẤN THẠNH.

Chủ yếu kiểm tra trên giấy

Ông Nguyễn Văn Đạo – Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (GODACO, tỉnh Bến Tre), DN xuất khẩu cá tra với nhiều năm kinh nghiệm ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật – than khó khi phát triển thị trường nội địa vì thủ tục quá phức tạp. “Ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đã đạt trình độ cao, nhà máy sạch theo tiêu chuẩn của những thị trường khó tính. Cá tra nguyên liệu thì truy xuất nguồn gốc từ cá bố mẹ, thức ăn, con giống đến ao nuôi, ngày thu hoạch, thời điểm chế biến đến đường vận chuyển, kệ hàng siêu thị ngoại. Siêu thị ngoại cử chuyên gia đến “nằm vùng” tại DN để kiểm tra thực tế, còn bán lẻ trong nước chủ yếu đòi hỏi chứng từ. Thủ tục, giấy tờ nhìn qua tưởng dễ nhưng DN làm hoài không xong. Công ty CP Gò Đàng phải mất 2 năm để đưa hàng vào siêu thị trong nước sau nhiều lần hồ sơ rớt từ vòng ngoài” – ông Đạo dẫn chứng.

Theo bà Ngô Thị Thức, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PNT), thời gian qua, một số DN thủy sản xuất khẩu gặp vướng mắc khi phân phối nội địa liên quan đến thủ tục đưa sản phẩm lưu hành ra thị trường. Nguyên nhân do hệ thống quản lý chất lượng để phục vụ xuất khẩu khác với nội địa gây khó cho DN. Hy vọng trong tương lai, khi các vướng mắc được giải quyết sẽ thúc đẩy DN phát triển thị trường nội địa.

Rào cản về thói quen tiêu dùng

Tập quán tiêu dùng của người Việt thích hàng “nóng”, tươi sống là rào cản lớn đối với các sản phẩm đông lạnh của DN chuyên xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, khẩu vị của người Việt cũng khác hẳn với các nước EU, Mỹ nên DN phải đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp cho thị trường trong nước. Từ trước tới nay, các DN xuất khẩu chuyên bán sỉ, không có chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nên khi bán lẻ ở thị trường nội địa, dù DN có uy tín trong ngành nhưng người tiêu dùng vẫn chưa biết đến.

Ngọc Ánh
Người Lao động

Share this post

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Related Posts

DOANH NGHIỆP KHÔNG DÁM HẠ GIÁ THỊT HEO VÌ SỢ DÂN NGHI ‘CÓ VẤN ĐỀ’

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Vissan cho rằng, có một số nơi bán thịt giá rẻ... read more

CÁ TRA GIẢM MẠNH, NGƯỜI NUÔI Ở ĐBSCL LỖ NẶNG

Tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều ao cá đã tới... read more

NGA SẴN SÀNG CUNG ỨNG THỊT HEO, ĐẬU NÀNH CHO TRUNG QUỐC ĐỂ CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC

Nhà sản xuất thịt hàng đầu nước Nga Cherkizovo Group cho biết họ đã sẵn sàng để lấp đầy... read more

GIỚI ĐẦU TƯ TRANH THỦ ‘VỖ BÉO’ CỔ PHIẾU NGÀNH CHĂN NUÔI Ở TRUNG QUỐC KHI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI HOÀNH HÀNH

Trong khi Trung Quốc đang vật lộn với dịch tả heo châu Phi, giá cổ phiếu ngành chăn nuôi... read more

BÁO MỸ VIẾT GÌ VỀ VỤ VUA TÔM VIỆT BỊ CÁO BUỘC NÉ THUẾ?

Seafood News – tờ tin tức ngành thủy sản được đọc nhiều nhất ở Bắc Mỹ đã có bài... read more

CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI CHĂN NUÔI HEO TÁI ĐÀN ĐỂ ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG THỊT

Hôm 5/6, cơ quan nội các Trung Quốc cho biết quốc gia châu Á khuyên khích người chăn nuôi... read more

CỤC TRƯỞNG CHĂN NUÔI: GIÁ LỢN HƠI SẼ CHẠM MỐC 45.000 ĐỒNG/KG

Trước những tín hiệu tích cực của thị trường thế giới và nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong... read more

DOANH NGHIỆP ‘NGẠI’ CẤP ĐÔNG THỊT DỰ TRỮ, SỰ THẬT NGƯỜI NÔNG DÂN CHỈ NHẬN ĐƯỢC 0,4% TỪ GIÁ MỘT LY CÀ PHÊ

Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin nguy cơ thiếu thịt tăng cao, doanh nghiệp... read more

VASEP: TẬN DỤNG VKFTA CHƯA TỐT, XUẤT KHẨU TÔM SANG HÀN QUỐC GIẢM GẦN 21%

VASEP nhận định mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng việc tận dụng VKFTA còn chưa đạt hiệu quả... read more

NGẠC NHIÊN NẤM TRUNG QUỐC SIÊU RẺ, BẢO QUẢN SIÊU LÂU

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu (NK) một lượng rất lớn nấm các loại, trong đó chủ yếu từ... read more

Thông tin liên hệ

  • CÔNG TY TNHH SÀI GÒN GIA ĐỊNH
  • Trụ sở: LA31, đường 29, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • GPKD - MST: 0302768750 cấp ngày 07/11/2002 tại Tp.HCM
  • ĐT: (028) 37402403
  • Facebook: https://www.facebook.com/saigongiadinh.com.vn/

Quy định và chính sách

  • Quy định và hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận
  • Chính sách bảo hành - đổi, trả và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin

Email

  • Kinh doanh: sales@sggd.vn
  • Điều phối: sales.sggd@gmail.com
  • QC: qc@sggd.vn
  • Kế toán: accountant@sggd.vn


Copyright © 2018 - 2023 by saigongiadinh.com.vn. All rights reserved.
  • viTiếng Việt